Giỏ hàng

BÀ TỔ NGHỀ MAY

Ngày 12 tháng Chạp hằng năm, hầu hết hiệp thợ may cả nước đều giỗ tổ để ngưỡng vọng công đức tổ nghề và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Và tổ nghề may được dân gian lưu truyền là bà Nguyễn Thị Sen.

 Nguyễn Thị Sen , là thứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử Việt Nam, quê quán ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo thần tích đền thờ bà tổ nghề may ở Trạch Xá, Bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen là một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen là tứ phi của Vua Đinh Tiên Hoàng, kết duyên cùng đức Vua khi ông về đây chiêu mộ hào kiệt. Về Kinh đô Hoa Lư, Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phi. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo được nghề may trong cung vua.

 
 
 
 

Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Vân Nga và Lê Hoàn nắm chính quyền, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề may truyền thống.
 
 Lễ hội giỗ tổ Thợ may ngày nay được tổ chức khá lớn vào ngày 12 tháng chạp Âm Lịch hàng năm tại Trạch Xá và Hội An. Cùng với nó là các tiệm may trong cả nước tiến hành lễ giỗ tổ thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế với cha ông. Lễ vật dâng tổ nghề thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm.

 
Các bạn trẻ theo đuổi ngành cắt may và thiết kế thời trang cũng nên biết về bà tổ nghề may ( Nguyễn Thị Sen) Người được coi là bậc thầy của ngành may vá cua Việt Nam thời xưa. Chúng ta là thế hệ con cháu đi theo nghề này nên phát huy truyền thống cần cù, tỷ mỷ và sáng tạo mà từ xa xưa tổ tiên ta đã để lại.